TRẠCH TẢ (Thân rễ)
Rhizoma Alismatis
Thân rễ khô đã cạo sạch
vỏ ngoài của cây Trạch tả (Alisma orientalis (Sam.)Juzep.) họ Trạch tả (Alismataceae).
Mô tả
Thân rễ hình
cầu, hình trứng hay hình con quay, dài 2 - 7 cm,
đường kính 2 - 6 cm. Mặt ngoài màu trắng hơi vàng
hay nâu hơi vàng, có các rãnh nông, dạng vòng không đều
ở ngang củ, có nhiều vết sẹo rễ nhỏ
dạng bướu, ở đầu thân rễ có vết của
thân cây còn sót lại. Chất chắc, mặt bẻ gẫy
màu trắng vàng, có tinh bột, nhiều lỗ nhỏ. Mùi
thơm nhẹ, vị hơi đắng.
Bột
Màu nâu hơi vàng. Có
nhiều hạt tinh bột, hạt tinh bột đơn
hình trứng dài, hình cầu hoặc hình bầu dục,
đường kính 3 - 14 mm,
rốn hạt hình chữ Y, hình khe ngắn hoặc hình
chữ V. Hạt tinh bột kép gồm 2 - 3 hạt
đơn. Tế bào mô mềm hình gần tròn có nhiều
lỗ hình bầu dục hợp thành các khoảng lỗ
trống. Tế bào nội bì có thành lồi lên, uốn
lượn, tương đối dày, hóa gỗ, có ống
lỗ nhỏ, rải rác. Khoang chứa dầu phần
lớn bị vỡ, những khoang còn nguyên vẹn có hình
gần tròn, đường kính 54 - 110 mm,
đôi khi thấy trong tế bào tiết có giọt dầu.
Độ ẩm
Không quá 12% (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 oC, 4
giờ)
Tro toàn phần
Không quá 5,0%
(Phụ lục 9.8)
Tro không tan trong acid
Không quá 0,5%
(Phụ lục 9.7)
Chế biến
Thu hoạch vào
mùa đông, khi thân, lá bắt đầu khô héo, lấy thân
rễ, rửa sạch, bỏ rễ con và vỏ ngoài,
phơi, sấy khô.
Bào chế
Trạch
tả: Loại bỏ tạp chất, phân loại to
nhỏ, tẩm nước, ủ mềm, thái lát dày,
phơi hoặc sấy khô.
Diêm trạch
tả (Chế muối): Lấy thân rễ Trạch tả
đã thái phiến khô, phun nước muối cho ẩm,
ủ kỹ, sao nhỏ lửa đến khi mặt ngoài có
màu vàng, lấy ra phơi khô. Cứ 100 kg trạch tả dùng
2 kg muối.
Bảo quản
Để
nơi khô, tránh mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh
Công năng, chủ trị
Lợi
tiểu tiện, thanh thấp nhiệt. Chủ trị: Nhiệt
lâm tiểu tiện ít bí, buốt dắt; phù thũng,
đầy trướng, tiêu chảy, đàm ẩm.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 6 - 9 g,
dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Kiêng kỵ
Thận
hoả hư, tiểu tiện không cầm, tỳ hư không nên dùng.